Đội tuyển Tây Ban Nha: Vực sâu liền kề đỉnh cao
Để phòng nhiễm giun, sán bác sĩ Nhung cho biết người nuôi cần xổ giun định kỳ, diệt bọ chét cho thú cưng. Bác sĩ Nhung thông tin: “Vật nuôi nào ăn thịt sống thì cần tăng tần số xổ giun lên 2 tháng/lần và người nuôi cũng cần xổ giun định kỳ 6 tháng/lần. Ngoài ra, còn phải thường xuyên vệ sinh, tắm rửa cho thú cưng, xử lý phân của chúng cẩn thận, sạch sẽ. Mọi người cũng cần ăn chín uống sôi, hạn chế dùng rau sống, thịt chưa được nấu chín kỹ. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với thú cưng”.Giải golf Hữu Nghị Suntory PepsiCo: Phát triển vì những điều tốt đẹp
Đây là sự kiện giao lưu, ngoại giao văn hóa đầu tiên của năm 2025 dành cho nữ Đại sứ, phu nhân Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện tại Việt Nam, các nhà ngoại giao nữ của Ngoại giao đoàn tại Hà Nội. Tham dự chương trình có bà Ngô Phương Ly, phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm.Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh ý nghĩa của chương trình nhằm tôn vinh tết cổ truyền, mà trong tâm thức của người Việt, tết là dịp đoàn tụ gia đình, là sự sum vầy, là sự tri ân những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và cùng ước vọng cho một năm mới an khang, thịnh vượng. Qua các trải nghiệm và hoạt động giao lưu văn hóa, mong các bạn quốc tế sẽ ngày càng yêu mến đất nước, con người Việt Nam; thấy Việt Nam thật gần gũi, ấm áp như ngôi nhà thứ hai của mình.Tại chương trình, các nữ Đại sứ, phu nhân Đại sứ, các nhà ngoại giao đã trải nghiệm và cảm nhận sâu sắc không khí tết cổ truyền, với việc xin chữ ông đồ ngày tết, tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của của làng nghề dân gian truyền thống như gốm Luy Lâu, thêu tranh lụa Hà Đông, tranh Kim Hoàng; trải nghiệm chợ quê, các trò chơi dân gian như ô ăn quan, múa sạp, nhảy dây…; thưởng thức những làn điệu dân ca được UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể như quan họ, ca trù.Các đại biểu cũng vô cùng ấn tượng khi được phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm và các nghệ nhân trực tiếp hướng dẫn từng bước tỉ mỉ từ việc chọn lá dong xanh, xếp lá, cho gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, đến cách gói bánh vuông vức bằng dây lạt, rồi luộc bánh chưng. Các nhà ngoại giao cũng có dịp sum vầy bên mâm cỗ cổ truyền ngày tết như những người thân trong một gia đình lớn.Dự kiến, sau hoạt động giao lưu văn hóa - ngoại giao đặc biệt này, trong năm 2025, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục phối hợp với Mạng lưới Nhóm Phụ nữ cộng đồng ASEAN tại Hà Nội và Câu lạc bộ các nữ Đại sứ Việt Nam tổ chức các hoạt động giao lưu - văn hóa dành cho ngoại giao đoàn để thúc đẩy sự gắn kết, chia sẻ, kết nối giữa các hạt nhân làm công tác đối ngoại và tình hữu nghị giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Học cách phối đồ từ 3 ulzzang xứ Hàn này, phong cách của nàng sẽ thăng hạng
Vương kể tiếp: "Người này yêu cầu tôi chuyển tiền qua tài khoản Momo để xuất vé điện tử. Vì tôi muốn vào TP.HCM trong ngày mùng 7 nên đồng ý chuyển 1 triệu đồng qua tài khoản Momo số 05668733… tên P.V.H. Khi giao dịch thành công, tôi báo đã chuyển tiền, tài khoản Facebook "Diệp Ve Tau Xe" chặn tài khoản Facebook cá nhân cũng như Momo của tôi. Tôi cũng phát hiện những tin nhắn trao đổi, người này đã thu hồi, đặc biệt là phần số điện thoại gắn với tài khoản Momo. Tôi tức nhưng không biết phải làm sao".
Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol ngày 20.2 xuất hiện tại phiên thẩm vấn sơ bộ đầu tiên trong vụ án hình sự cáo buộc ông cầm đầu nổi loạn, khiến ông trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hàn Quốc phải ra tòa hình sự. Ông Yoon (65 tuổi) còn đang bị luận tội trong phiên xét xử đang vào giai đoạn cuối. Tháng trước, ông bị truy tố về tội nổi loạn sau khi ban hành thiết quân luật ngắn ngủi hôm 3.12.2024. Phiên thẩm vấn diễn ra tại Tòa án Quận Trung tâm Seoul diễn ra lúc 10 giờ ngày 20.1 nhằm làm rõ những vấn đề tranh cãi chính của vụ án và lập kế hoạch cho các phiên tòa tiếp theo.Phiên thẩm vấn sơ bộ không yêu cầu bị cáo phải có mặt, nhưng ông Yoon vẫn tham dự phiên tòa và bước vào phòng xét xử trong bộ vest đen và cà vạt đỏ.Tại tòa, luật sư Kim Hong-il của ông Yoon lên án "cuộc điều tra phi pháp" và cho rằng cơ quan điều tra không có thẩm quyền. Ông nhấn mạnh rằng thiết quân luật do ông Yoon ban hành không nhằm gây tê liệt đất nước. Thay vào đó, thiết quân luật nhằm "cảnh báo công chúng về khủng hoảng quốc gia gây ra bởi sự độc tài lập pháp của đảng đối lập vượt trội, vốn đã làm tê liệt chính quyền"."Ngành tư pháp phải đóng vai trò là lực lượng ổn định", ông nói với 3 vị thẩm phán tại tòa, đồng thời cảnh báo rằng ông đang "chứng kiến một thực tế mà hành vi bất hợp pháp lại làm trầm trọng thêm hành vi bất hợp pháp".Đại diện pháp lý của Tổng thống Yoon cho biết họ sẽ nêu rõ lập trường của mình về các cáo buộc đối với ông vào một ngày khác, lưu ý rằng họ vẫn chưa xem xét tất cả các hồ sơ của vụ án.Tòa án cho biết họ sẽ tổ chức một phiên thẩm vấn sơ bộ khác. Dự kiến các luật sư sẽ bác bỏ mọi cáo buộc chống lại ông Yoon như từng làm trong phiên tòa luận tội ông. Sau đó, tòa án sẽ bắt đầu xem xét yêu cầu hủy bỏ lệnh bắt giữ và trả tự do cho ông Yoon.
Chiến sự Ukraine ngày 712: Kyiv nêu số lãnh thổ bị mất kiểm soát sau 2 năm
Tỉ mẩn tạo hình con voi bên căn nhà dài truyền thống, nghệ nhân H'Huyên BHôk (49 tuổi) dừng tay mời chúng tôi vào nhà để tìm hiểu về nghề gốm cổ Yang Tao. Dưới chân nhà dài, những tạo hình như: con voi, con lợn, lọ hoa… đang được bà phơi dưới ánh nắng của ngày đông. "Trong làng tôi chỉ còn vài nghệ nhân làm gốm Yang Tao, họ cũng đã già hết rồi, nếu tính nghệ nhân làm được gốm Yang Tao thì tôi là người trẻ nhất", bà H'Huyên BHôk nói.Bà H'Huyên BHôk cho hay, qua lời kể của bà cố, ngày xưa trong buôn người dân sinh sống không có các vật dụng sinh hoạt như chén, bát…, chỉ dùng lá chuối để đựng cơm. Từ đó, người xưa đã suy nghĩ và sáng tạo, tìm kiếm nguồn đất để nặn ra cái chén đầu tiên, đem đi nung thành công, rồi tiếp tục làm các vật dụng lớn hơn như sành đựng nước, chóe đựng gạo. Thời điểm đó, người dân trong buôn học hỏi lẫn nhau và tự tạo ra các vật dụng riêng để sử dụng trong gia đình."Để thể hiện lòng biết ơn và tôn kính với bề trên, người sáng kiến đã đặt ra rất nhiều quy tắc khi làm gốm Yang Tao, người vi phạm quy tắc sẽ bị bề trên khiển trách", bà H'Huyên BHôk kể và tiếp lời: "Ngày trước, chỉ có phụ nữ làm gốm, đàn ông trong buôn không được làm vì chế độ mẫu hệ. Độ tuổi mà con gái được làm gốm phải từ 17,18 tuổi, chưa có chồng. Trước khi đi lấy đất, con gái không được tiếp xúc với con trai, không trùng ngày 'đèn đỏ', nếu vi phạm sẽ bị run tay chân, không tìm thấy đường về nhà".Nghệ nhân H'Lưm Uông (63 tuổi), nhà ở bên cạnh và là người chỉ dạy cho bà H'Huyên BHôk làm gốm, vừa nằm viện về, tay chân vẫn còn yếu do bị tai biến (hồi tháng 6.2024), nhưng nỗi nhớ nghề vẫn hằn sâu trong đôi mắt của bà. "Bị thế này, mẹ (tôi) cũng nhớ nghề lắm, tay chân cứ khó chịu. Hằng ngày, chỉ có thể ngồi trong nhà dài nhìn H'Huyên BHôk làm gốm, mong mau khỏi bệnh để lại tiếp tục làm gốm như ngày xưa. Từ những năm 1990, chén bát hiện đại từ nơi khác về nên buôn này chỉ còn vài người làm gốm…", bà H'Lưm Uông chia sẻ.Giọng trầm buồn, nghệ nhân H'Huyên BHôk và H'Lưm Uông kể lại khoảng hơn chục năm trước, trong một lần đi bán gốm Yang Tao ở H.Cư Mgar (Đắk Lắk), chiếc xe chở mọi người không may bị lật ở giữa đèo, bà H'Huyên BHôk bị chấn thương ở vùng đầu, rất may không ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng cũng từ đây, người dân trong buôn không còn đi bán gốm ở xa nữa (vì sợ gặp tai nạn) mà chỉ làm các vật dụng phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Rồi theo xu hướng phát triển, gốm thủ công không cạnh tranh được với gốm công nghiệp, nên người làm gốm trong buôn ít dần, chỉ còn 5 – 6 người giữ nghề đến ngày nay.Năm 2008, bà Lương Thanh Sơn (nguyên Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk) đã đến buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, H.Lắk) để động viên, hỗ trợ cho bà con giữ lấy nghề gốm cổ lâu đời trong vùng. Các nghệ nhân và người làm gốm cổ ở Yang Tao luôn ghi nhớ rằng, nếu không có TS Lương Thanh Sơn thì nghề gốm đã mất đi.Bà Sơn cho hay những năm trước 2008, bà đã nghiên cứu và đề xuất các dự án phục hồi các làng nghề truyền thống của người Ê Đê, người M'nông tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, bà xin được nguồn vốn cho dự án phục dựng nghề làm gốm của người M'nông tại buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, H.Lắk). Thời điểm này, tại buôn có mở một lớp dạy nghề làm gốm cổ khoảng 15 – 20 người, trong đó có 3 nghệ nhân được mệnh danh là "bàn tay vàng" của địa phương."Qua thời gian làm văn hóa, gắn bó với người dân tại các buôn làng, điều mà tôi đau đáu đến bây giờ là làm sao tạo được nguồn thu, đầu ra cho các sản phẩm gốm Yang Tao của bà con. H.Lắk là vùng du lịch nổi tiếng của tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là khu du lịch hồ Lắk, đây là cơ sở để phát triển các sản phẩm gốm cổ Yang Tao gửi đến tay du khách thập phương", bà Sơn nói.Bà Sơn cho biết thêm, theo thông tin từ một người nghiên cứu (Bỉ) do bà hướng dẫn, sản phẩm gốm cổ Yang Tao đã hiện diện tại Bảo tàng Anh. Trong lần trở lại Dơng Bắk cách đây không lâu, các nghệ nhân (nay già yếu nhưng bàn tay của họ chưa bao giờ biết mỏi) cũng khoe với bà, gốm Yang Tao đã được du khách từ các công ty du lịch lữ hành đến tham quan và tìm mua. Từ đó, cũng tạo nguồn thu nhập đáng kể cho bà con duy trì với nghề.Trao đổi với Thanh Niên, Sở VH-TT-DL Đắk Lắk cho biết, Bộ VH-TT-DL vừa có Quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề làm gốm của người M'nông ở xã Yang Tao (H.Lắk, Đắk Lắk). Đây sẽ là cơ sở quan trọng để gốm cổ Yang Tao được hồi sinh.